1
Bạn cần hỗ trợ?
SƠN NỀN NHÀ XƯỞNG

SƠN NỀN NHÀ XƯỞNG

Thi công sơn sàn epoxy

Áp dụng GMP trong xưởng sản xuất thực phẩm

16/06/2016 ;

Áp dụng GMP trong xưởng sản xuất thực phẩm

GMP là một phần của hệ thống quản lý chất lượng GMP-GLP-GSP-GDP-GPP được áp dụng trên toàn thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, số cơ sở sản xuất thực phẩm được cấp chứng nhận GMP vẫn khá ít.

Có thể nói, toàn cầu hóa và hội nhập thế giới đang thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và nâng cấp các hệ thống, các bộ phận trong công ty mình. Đứng trước hàng loạt các tiêu chuẩn, yêu cầu, các doanh nghiệp băn khoăn tại sao nên áp dụng, không có cũng đâu sao khi mà rất nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động thành công dù không có những tiêu chuẩn này. Đó chính là lý do khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể vươn tầm thế giới.

Bạn thắc mắc tại sao nên áp dụng GMP trong sản xuất? BRYepoxy sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

GMP là công cụ để bảo đảm sản xuất an toàn

GMP thực sự là một công cụ hiệu quả để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, có khả năng ngăn ngừa một cách chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, tạo ra các sản phẩm an toàn cho người sử dụng. GMP là quy phạm sản xuất, tức là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ ở từng công đoạn hoặc một phần công đoạn cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu cho đến thành phẩm cuối cùng.

Đáp ứng xu thế quản lý ATTP trên thế giới

Để có thể “lấn sân” sang thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải luôn luôn cập nhật các xu thế mới và không được phép tụt hậu. Xu thế quản lý ATTP đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu có các đặc điểm chính sau:

– Chuyển từ kiểm tra thành phẩm sang kiểm soát quá trình. Sản phẩm TPCN muốn tốt thì phải chuẩn hóa từ khâu lựa chọn nguyên liệu, sản xuất…

– Chuyển từ kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sang kiểm soát các yếu tố tác động tới chất lượng trong quá trình sản xuất.

– Chuyển từ loại bỏ thụ động các sản phẩm sai lỗi sang phòng ngừa chủ động và toàn diện các nguy cơ gây sai lỗi.

– Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau.

Đáp ứng yêu cầu của tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường

Các nước gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như tham gia các tổ chức, Hiệp định, Liên minh quốc tế (ví dụ TPP – Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) đều phải chấp nhận sự hài hòa các quy định pháp luật cũng như hài hòa các tiêu chuẩn. Các nước khác như Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Thái Lan, Malaysia, EU … đều quy định áp dụng bắt buộc áp dụng GMP cho sản xuất thực phẩm chức năng và TPCN muốn nhập khẩu phải có chứng nhận GMP.

GMP là công cụ kiểm định chất lượng doanh nghiệp

GMP là công cụ để:

– Sàng lọc, loại bỏ các cơ sở sản xuất không đủ điều kiện.

– Giảm thiểu hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng.

– Xây dựng ngành thực phẩm ở Việt Nam thành một ngành kinh tế – y tế, phát triển bền vững, lành mạnh vì sức khỏe của người tiêu dùng.

Hoạt động sản xuất thực phẩm ở Việt Nam đang bùng nổ mất kiểm soát. Hàng loạt các cơ sở sản xuất mọc lên nhưng số lượng doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm lại rât ít. Với các yêu cầu rất đơn giản, từ nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ cho đến con người, liệu có thể sản xuất ra các sản phẩm an toàn, hiệu quả?

Thêm vào đó, các quy định trong nước về các tiêu chuẩn đóng gói, các chất được sử dụng và các chất cấm…còn hạn chế và khá lỏng lẻo. GMP sẽ giúp cải thiện vấn đề này.

Đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng, ngành công nghiệp thực phẩm và cả chính phủ

-Đối với doanh nghiệp, lợi ích lớn nhất là khẳng định chất lượng và tạo dựng niềm tin, thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Đó là cơ sở để đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới. Khi đó, người tiêu dùng không chỉ được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng mà còn tăng nhận thức về vệ sinh cơ bản, thêm tin tưởng vào hàng Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống.

-Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, áp dụng GMP giúp tăng số lượng người tiêu dùng, tăng độ tin cậy của Chính phủ; đảm bảo giá cả; tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị; giảm chi phí cho sản phẩm hỏng và thu hồi; cải tiến quá trình sản xuất và môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo An toàn thực phẩm và tăng cơ hội kinh doanh, hội nhập.

-Đối với chính phủ, áp dụng GMP giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng; nâng cao hiệu quả và kiểm soát An toàn thực phẩm; giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng; tạo điều kiện cho phát triển thương mại của đất nước và tăng lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm cũng như góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

0904704969
Liên hệ