1
Bạn cần hỗ trợ?
SƠN NỀN NHÀ XƯỞNG

SƠN NỀN NHÀ XƯỞNG

Thi công sơn sàn epoxy

Các giải pháp thi công chống thấm hiện nay

02/12/2017 ;

Các giải pháp thi công chống thấm hiện nay

Các giải pháp chống thấm phổ biến hiện nay

Chống thấm là một công đoạn không thể thiếu trong các công trình xây dựng, quy trình chống thấm cũng yêu cầu thực hiện theo đúng quy trình, cần hiểu rõ quy các thi công, sử dụng sản phẩm đối với từng hạng mục cần chống thấm  nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho công trình cũng như tránh được sự lãng phí. Việc sử dụng phương pháp chống thấm  đúng cách và sản phẩm chống thấm uy tín sẽ đảm bảo không làm thay đổi kết cấu cũng như tính thẩm mỹ của công trình.  Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về các cách chống thấm hiệu quả nhất đem lại độ bền, an toàn cho ngôi nhà của bạn.

Các phương pháp chống thấm:

  1. Chống thấm bằng màng khò nhiệt

Màng chống thấm khò nhiệt hay còn gọi là màng chống thấm khò nóng gốc Bitum là màng chống thấm dẻo,  được sản xuất từ hỗn hợp giầu bitum và hợp chất polymers APP được chọn lọc (Atactic Poly Propylen), có khả năng chịu nhiệt, chống tia tử ngoại UV và khả năng chống thấm cao.

Các ứng dụng

  • Lớp chống thấm bên dưới lòng đất cho các bề mặt bê tông và vữa trát
  • Sàn mái phẳng
  • Vệ sinh, Ban công
  • Tầng hầm, v.v,…
  • Chống thấm cho tường vây tầng hầm
  1. Chống thấm bằng composite

Chống thấm bằng compositevật liệu chống thấm tiên tiến. Với sự kết hợp giữa sợi gia cố thủy tinh và keo nhựa đặc biệt, FRP hội tụ đầy đủ tính năng đặc biệt chống thấm, kháng hóa chất, cường độ cao.

Màng composite được sử dụng thuận lợi trong chống thấm tầng hầm (nền, tường), nền khu vệ sinh, chống thấm mái sàn, sửa chữa chốn mái tôn bị dột. Chống ăn mòn các bêtông xử lí nước thải, bể bêtông chứa hóa chất, bể xi mạ, bể tẩy rửa kim loại, sàn chịu hóa chất, bồn thép chứa hóa chất

  1. Chống thấm bằng hóa chất chuyên dụng

Chất chống thấm dạng lỏng thường là các loại polymer tổng hợp tồn tại dạng nhũ tương (emulsion) hoặc huyền phù (dispersion) có tác dụng chính là dẻo hóa và tăng bám dính cho thành phần bột chủ yếu là xi măng. Trên thị trường dòng sản phẩm đang được sử dụng phổ biến nhất là Sika Latex,Sika Latex TH, Sikaproof Manbrance hoặc sản phẩm gốc xi măng  2 thành phần (Dạng lỏng/bột) như: Sikatop Seal 107. Ngoài SIKA còn một số nhãn hiệu chuyên về chống thấm khác như: KOVA, Mapei, Basf… cũng rất được ưa chuộng trên thị trường.

Với những ưu điểm như

+ Khả năng thẩm thấu cực tốt, kết tạo tinh thể bền chắc với chất liệu cần xử lý

+ Lớp màng chống thấm nước hiệu quả, tuổi thọ hàng chục năm

+ Thi công dễ dàng, kể cả trên bề mặt không bằng phẳng, hay các góc cạnh

+ Không phụ thuộc vào tay nghề thợ, không đòi hỏi thợ quá chuyên nghiệp

+ Không kén chọn bề mặt cần chống thấm dột triệt để

Ứng dụng hiệu quả như:

  • Chống thấm bể nước uống
  •  Chống thấm tầng hầm
  •  Chống thấm Sân thượng và ban công
  •  Cầu
  •  Tường chắn
  •  Trám các vết nứt chân chim, không phải là các vết nứt đang phát triển.
  1. Chống thấm bằng PU (Polyurethane)

Phương pháp chống thấm PU (Polyurethane) là chất chống thấm hai thành phần, dạng lỏng, sau khi bị polymer hóa sẽ tạo thành lớp màng polyurethane đàn hồi, áp dụng thi công nguội.  Polyurethane là vật liệu tạo màng, chống thấm bên ngoài (chống thấm thuận), chống thấm có độ bền cao, chống tia UV, khả năng bám dính cao trên nhiều loại bề mặt, độ đàn hồi cao, tuyệt vời trong việc che phủ các vết nứt cho cấu trúc

Khu vực sử dụng chống thấm Urethane:

  • Nhiều nhất là sân thượng hoặc trên các tầng để thay thế cho màng hdpe…
  • Các loại bể bơi, bể chứa nước sinh hoạt, bể xử lý nước thải, sàn thể thao…
  • Các khu vực cần chống thấm như nhà ở, nhà vệ sinh…

 

Bạn  đọc có thể quan tâm: Đặc tính kĩ thuật của sơn chống thấm

 

Bài viết liên quan

0904704969
Liên hệ