1
Bạn cần hỗ trợ?
SƠN NỀN NHÀ XƯỞNG

SƠN NỀN NHÀ XƯỞNG

Thi công sơn sàn epoxy

Tiêu chuẩn thiết kế bể bơi thể thao

07/05/2016 ;

Tiêu chuẩn thiết kế bể bơi thể thao

Tiêu chuẩn thiết thế bể bơi thể thao được Bộ Xây dựng đề nghị nhằm mục đích làm tiêu chuẩn áo dụng cho các thiết kế cải tạo và xây dựng bể bơi bao gồm: Bể thi đấu và tập luyện các môn thể thao dưới nước, bể nhảy cầu, bể dạy bơi, bể vầy và bể hỗn hợp.

Ngoài những yếu tố cơ bản trong xây dựng bể bơi mà bất kỳ kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp phải biết, chúng tôi xin đưa ra một vài điểm cần chú ý trong thiết kế thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ:

1. Vấn đề kỹ thuật

Khi xây dựng một nhóm các bể bơi hoặc khu liên hợp các công trình thể thao trong đó có bể bơi phải bảo đảm phân chia các khu vực hợp lý và thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu trong từng khu chức năng như:

– Khu giảng dạy, huấn luyện và thi đấu;

– Khu phục vụ vận động viên, khu tập luyện phát triển tố chất thể lực (phòng luyện tập bổ trợ) và khu các công trình phục vụ sân bãi (kỹ thuật, trồng cỏ, bảo vệ sân,..);

– Khu phục vụ khán giả, bộ phận truyền thông, truyền hình, tường thuật;

– Khu vệ sinh, tắm rửa của vận động viên và huấn luyện viên;

– Khu quảng trường và khán đài;

– Bãi để xe và mạng lưới giao thông trong khu vực bể bơi;

– Khu y tế – cấp cứu, thư giãn, nghỉ ngơi.

2. Một số lưu ý

Khi thiết kế các loại bể bơi hoặc một cụm các bể bơi, phải đảm bảo đúng dây chuyền hoạt động của người đến bơi theo trình tự sau: sảnh (có phòng đăng ký hoặc bán vé) -> phòng thay quần áo -> sân hoặc phòng khởi động -> phòng vệ sinh và tắm -> hố rửa chân -> sân bể bơi. Đường giao thông của vận động viên và khán giả phải đảm bảo riêng biệt, không ảnh hưởng lẫn nhau.

tieu-chuan-thiet-ke-be-boi-1

Hình 1 – Sơ đồ minh họa dây chuyền hoạt động trong khu vực bể bơi

Thành và đáy bể phải bền vững, chống thấm tốt, chống được sự ăn mòn của các chất hóa học trong nước. Khi thiết kế thành và đáy bể phải chú ý tránh các dạng phá hủy kết cấu công trình. Ngoài những biện pháp xử lý và chống thấm đáy trước khi hoàn thiện, bể bơi nên được sử dụng sơn epoxy chuyên dụng để chống lại những tác động của nước.

tieu-chuan-thiet-ke-be-boi-6

Hình 2 – Bố trí các vạch chuẩn trong bể bơi

Trên thành và đáy bể thi đấu đến chân bục xuất phát phải bố trí các vạch chỉ dẫn màu sẫm tương phản với thành bể để đánh dấu trục đường bơi. Vạch chuẩn có chiều rộng từ 0,2 m – 0,3 m, chiều dài 46 m đối với bể dài 50 m và chiều dài 21 m đối với bể dài 25 m. Đối với bể được sơn epoxy chuyên dụng, nên sử dụng kẻ vạch chỉ dẫn bằng sơn epoxy để đảm bảo vạch không bị mờ trong quá trình sử dụng bể.

tieu-chi-thiet-ke-be-boi-1
Thiết kế bể bơi

3. Bể bơi trong nhà

  • Kết cấu và vật liệu dùng trong bể bơi cũng như các công trình phục vụ phải có khả năng chịu ẩm, chống thấm cao.
  • Bố cục mặt bằng cũng như kết cấu toàn khu bể bơi cần phải thích hợp và thuận tiện khi sửa chữa thành và đáy bể.
  • Đối với bể bơi trong nhà có cầu nhảy, phải thiết kế độ cao của trần nhà so với cầu nhảy tuân theo đúng quy định. Đặc biệt rần nhà phải sơn màu sáng.

4. Yêu cầu chiếu sáng

  • Cần triệt để sử dụng chiếu sáng tự nhiên, trực tiếp cho các bể bơi trong nhà và các phòng bổ trợ khác như khởi động, tập bổ trợ, lớp học chuyên môn, các phòng làm việc, y tế, hoặc xưởng sửa chữa.
  • Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho bể bơi trong nhà cần áp dụng các hình thức chiếu sáng sau:

– Chiếu sáng bên qua cửa sổ các tường bao che;

– Chiếu sáng trên qua mái, cửa mái, qua các lỗ lấy ánh sáng ở mái và các lỗ lấy ánh sáng ở vị trí cao của nhà;

– Chiếu sáng hỗn hợp (kết hợp chiếu sáng bên và chiếu sáng trên).

  • Không được bố trí cửa ở hai đầu trục dọc bể bơi trong nhà. Khi cần chiếu sáng bổ sung để đảm bảo độ rọi yêu cầu, cho phép mở cửa sổ ở hai đầu nhưng mép dưới cửa sổ phải cao hơn mặt sân bể ít nhất 4,5 m.
  • Cần có biện pháp và thiết bị làm giảm chói hoặc không bị chói, lóa do ánh sáng trực tiếp hay phản chiếu khi có mặt trời chiếu sáng qua các ô cửa của bể trong nhà.
  • Ánh sáng còn ảnh hưởng bởi thành và đáy bể bơi, nếu sử dụng vật liệu có tính bóng thì sẽ làm tăng chiếu sáng tự nhiên cho bể bơi. Có thể dùng sơn epoxy (loại chuyên dụng cho bể bơi) hoặc lát gạch men (bể đã chống thấm).

CHÚ THÍCH: Cần có biện pháp phòng và chống các loại côn trùng bay vào nhà khi sử dụng đèn chiếu sáng.

  • Phải thiết kế chiếu sáng sự cố cho bể bơi trong nhà (quy mô lớn hơn 500 chỗ) và bể bơi ngoài trời (quy mô lớn hơn 1 000 chỗ). Độ rọi nhỏ nhất từ 3 lux đến 5 lux. Nguồn điện của hệ thống chiếu sáng sự cố phải độc lập với hệ thống chiếu sáng bảo vệ.
  • Trong bể bơi, cần lắp các hệ thống thiết bị sau: Hệ thống truyền thanh; hệ thống camera theo dõi thành tích, hệ thống chuông điện, đồng hồ điện; hệ thống điện thoại nội bộ trong khu vực bể bơi và hệ thống điện thoại chung. Mức độ trang thiết bị tùy theo quy mô công trình và do thiết kế quy định.
  • Khi lắp đặt thiết bị điện và đường dây dẫn điện cần tuân theo TCVN 7447.

5. Thông gió

  • Các bể trong nhà cần triệt để sử dụng biện pháp thông gió tự nhiên bằng cách mở cửa sổ ra hướng gió chủ đạo về mùa hè. Đối với các bể bơi có yêu cầu phục vụ cao, cần thiết kế hệ thống thông gió cơ khí.
  • Hệ thống thông gió cần được bố trí trong phòng tập bổ trợ, phòng khởi động phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng pha chế Clo, kho chứa hóa chất, phòng máy, xưởng sửa chữa.
  • Số lần trao đổi không khí trong các phòng của bể bơi có thiết kế hệ thống thông gió tuân theo quy định trong Bảng 12.
  • Đối với các phòng chứa và pha chế hóa chất, phải bố trí nơi thoát hơi độc, không ảnh hưởng đến người sử dụng công trình.

(Tài liệu tham khảo: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4260:2012)

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

0904704969
Liên hệ